Trang chủ Chia sẻDu lịch Chuyện đi săn thú rừng ở Mỹ (Phần I)

Chuyện đi săn thú rừng ở Mỹ (Phần I)

bởi Candy

Chào cả nhà,

Tớ nhận được bài viết này cách đây mấy hôm và rất vui sướng bắt tay vào dịch ngay để post lên chia sẻ cùng cả nhà. Chẳng là có lẽ nhiều người biết tớ đang ở Mĩ nhưng có lẽ cũng không nhiều người biết chính xác tớ đang ở khu vực nào. Mà có khi tớ nói ra xong thì cũng không ít người hỏi nó ở vùng nào của nước Mĩ. Xin thưa với cả nhà tớ đang ở bang Wyoming, ở phía giữa giữa của nước Mĩ. Có lẽ dạo gần đây nhiều người biết đến với câu chuyện một doanh nhân Việt Nam mua thị trấn Buford tại nước Mĩ. Vâng thị trấn đấy chính là ở Wyoming và cách chỗ tớ ở chừng 20 phút lái xe thôi đấy :D …

Bài viết này được xuất phát từ câu chuyện đi săn thú rừng của ông Tom và một người bạn trong tháng 10 vừa qua. Khi nghe ông kể về chuyến đi săn và đặc biệt là quá trình xử lý và bảo quản thịt thú rừng sau khi đã săn được, tớ cảm thấy rất thú vị và có rất nhiều điêu mới mẻ. Vì thế, tớ muốn gửi tới cả nhà một chút gì đó về cuộc sống và những trải nghiệm rất thực ở Wyoming, cũng như nhiều nơi trên đất Mĩ qua chuyện kể từ một người Mĩ ở đây, ông Tom Mattis. Tác giả của câu chuyện này, ông Tom, đã sống ở rất nhiều bang như California, Oregon, và Washington và hiện tại ông đang sống ở Laramie, bang Wyoming. Ông năm nay đã 65 tuổi và là một viên chức chính phủ của bang Oregon đã về hưu. Điều đặc biệt là vợ ông là một người Mĩ gốc Việt, vì thế ông rất vui và hi vọng một ngày nào đó được quay trở lại thăm Việt Nam cùng vợ ông.

Dưới đây là bản dịch do tớ dịch từ câu chuyện ông viết lại. Hi vọng cả nhà sẽ đọc và hiểu thêm nhiều điều mới lạ về cuộc sống của con người nơi đây. Phần I này giới thiệu chung về việc sắn bắn ở Wyoming nói riêng và ở Mĩ nói chung ;và câu chuyện đi săn của ông Tom. Ở phần II, ông Tom sẽ kể thêm về việc sau khi săn bắn ông đã phải làm gì để bảo quản và chế biến thịt thú rừng:

 GIỚI THIỆU.  Khi mùa hè sắp kết thúc, mùa thu bắt đầu và kéo dài cho tới tận mùa đông, hàng triệu thợ săn ở khắp nơi trên toàn nước Mĩ hướng về các vùng núi và các miền đồng bằng, đồi núi và thùng lũng, các con sông và hồ lớn để bắt đầu chuyến đi săn thú rừng mà họ gọi đó là “wild game”. Những thợ săn chim thì tìm kiếm các loài chim hoang dại như vịt (duck), gà tây (turkeys), chim cút (quail) và gà lôi (pheasants), trong khi những người thợ săn thú lớn thì tìm đến nai (deer), nai sừng tấm (elk) và linh dương (antelope). Wyoming còn là ngôi nhà của rất nhiều các loài thú lớn khác như bò rừng bison, sói, sư tử núi, dê núi Rocky Mountain và cừu hoang Bighorn (Chú thích: Bò rừng bison là loài thú biểu tượng của bang Wyoming, cừu hoang Bighorn là loài thú biểu tưởng của bang Colorado)

Mỗi bang trong số 50 bang đều có những điều luật riêng về săn bắn thú rừng và quản lý các bầy đàn thú rừng để đảm bảo các con thú không bị săn bắn quá nhiều.  Cục lâm nghiệp và thủy sản kết hợp với các chủ đất cá nhân và quản lý các vùng đất công để khoanh vùng các khu vực nơi các thú rừng được tìm thấy; và làm việc với các trường đại học và các nhóm tư nhân để nghiên cứu về các thói quen sống và sức khỏe của các bầy đàn thú rừng.

Sắn bắn đặc biệt quan trọng đối với nền văn hóa miền Tây và miền Nam nước Mĩ, nơi mà sắn bắn đã trở thành một phần của cuộc sống kể từ khi người châu Âu đầu tiên xuất hiện ở Bắc Mĩ (North America) và bắt đầu ổn định cuộc sống ở phía Tây nước Mĩ (American West).

Bang Wyoming là một trong những bang miền Tây nước Mĩ mà phong tục săn bắn đã gắn liền sâu sắc với văn hóa và cuộc sống của con người nơi đây. Wyoming có dân số thưa thớt nhất nước Mĩ (khoảng 560,000 người), nhưng lại có nguồn thú rừng hoang rất phong phú.

Bang Wyoming ở trên phía bắc của dãy núi Rocky Mountains, có độ cao trên mực nước biển cao. Vùng có độ cao trên mực nước biển thấp nhất là 945 mét và cao nhất là 4,207 mét. Nhìn chung, độ cao trên mực nước biển trung bình là 2,042 mét. Điều này có nghĩa là mùa đông ở đây kéo dài và rất lạnh, trong khi mùa hè lại ngắn và mát mẻ. Độ ẩm trung bình ở đây rất thấp. Các loài thú rừng mà các thợ săn thường tìm kiếm ở trong núi và các đồng bằng ở Wyoming chủ yếu là linh dương có gạc nhiều nhánh (Pronghorn antelope), nai tai lừa (mule deer), nai đuôi trắng (whitetail deer) và nai sừng tấm (elk).

CÁC LOÀI THÚ RỪNG. Linh dương có gạc nhiều nhánh (Pronghorn antelope) tiến hóa hàng nghìn năm trước đây và sống trên các vùng đồng bằng mở.  Chúng khá nhỏ (một con linh dương đực với cân nặng khoảng 60 ki-lô-gram được coi là lớn). Chúng có mắt lớn khác thường, và có thể nhìn được khoảng cách rất xa. Khả năng chạy và tầm nhìn xa đã giúp chúng có thể chạy thoát khỏi các loài thú ăn thịt khác (predators). Chúng có thể chạy  nhanh với tốc độ 48 km/h và thậm chí có thể đạt tới tốc độ 96 km/h.  Hiện tại có khoảng  750,000 con linh dương tại Wyoming, nhiều hơn rất nhiều so với dân số của bang. Linh dương có tập quán du cư. Có nhiều đàn linh dương di chuyển đi rất xa, trong khi đó lại có nhiều đàn khác thích sống ở những khu vực nhỏ hơn. Ở điều kiện bình thường, linh dương ăn các loại thảo mộc khô (forbs), các loại cây bụi (shrubs) và cỏ (grasses).

Nai tai lừa (mule deer) khá lớn, với cân nặng khoảng 150 ki-lô-gram và thích nghi tốt với cuộc sống khô cằn ở trên núi cao và các hẻm núi ở hầu hết các bang. Chúng sống tụ họp thành các bầy nhỏ và không di chuyển xa như loài linh dương (pronghorn). Ở Wyoming hiện có khoảng 400,000 con nai tai lừa (mule deer).

Nai đuôi trắng (whitetail deer) nhìn chung nhỏ hơn nai tai lừa (mule deer), với cân nặng lên tới 130 ki-lô-gram, và được tìm thấy hầu hết ở phía hạ lưu của các dòng sông và ở những vùng có nhiều bụi cây rậm rạp. Phân loài của nai đuôi trắng được tìm thấy ở khắp nơi trên Bắc Mĩ, Trung Mĩ và phía bắc Nam Mĩ và có nhiều loài to bằng nai tai lừa. Có khoảng 87,000 nai đuôi trắng ở Wyoming, nhưng chúng xuất hiện nhiều hơn ở vùng Trung Tây (Midwest) và phía Đông (eastern) nước Mĩ.

Nai sừng tấm Rocky Mountain (Rocky Mountain elk) là loài gần với nai, nhưng lớn hơn rất nhiều và thân thiện hơn. Chúng thường tập trung thành những bầy lớn với số lượng lên tới hàng trăm con. Chúng là một trong các loài thú rừng lớn nhất trên thế giới. Một con nai sừng tấm đực có thể nặng hơn 330 ki-lô-gram. Một loài gần với nai sừng tấm ở miền Tây duyên hải nước Mĩ (America’s Pacific coast) có thể nặng hơn 600 ki-lô-gram. Nai sừng tấm thích nghi với cuộc sống hoang mạc mở, rừng rậm và núi rừng thưa và đồng bằng. Ở Wyoming, nai sừng tấm, nai tai lừa và linh dương thường được tìm thấy sống gần nhau.

ĐI SĂN. Để đi săn thú rừng, bạn cần có: tính kiên trì, kiến thức về tập quán sống của các loài thú rừng cũng như luật lệ, giấy phép đi săn, và tất nhiên là một khẩu súng săn thật tốt. Bạn cần trang bị cho mình một khẩu súng trường với đầy đủ dụng cụ và kính viễn vọng để biết khi nào bắn và quan trọng nhất là khi nào không bắn. Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị quần áo, giầy dép thích hợp cho chuyến đi săn vì thời tiết ở Wyoming rất lạnh và gió.

Mùa sắn bắn được quyết định bởi Cục lâm nghiệp và thủy sản. Thợ săn phải mua giấy phép đi săn cho từng khu vực và loài thú mà thợ săn muốn. Năm nay (2013), tôi xin các giấy phép để săn linh dương, nai và nai sừng tấm ở một khu vực cách nhà tôi khoảng 50 ki-lô-mét. Khu vực này khá rộng, vì thế một điều quan trọng là nên có một ống nhòm hoặc kính viễn vọng tốt để có thể nhìn thấy được con thú trước khi chúng phát hiện ra người thợ săn; và kính viễn vọng trên khẩu súng trường có tầm nhìn tốt để có thể bắn con thú một cách chính xác và hạ gục nó một cách nhanh nhất và nhân văn nhất có thể.

Người bạn đi săn của tôi và tôi đã rất may mắn vì mỗi người chúng tôi đã săn được một con linh dương (antelope), một con nai (deer) và một con nái sừng tấm (elk) chỉ trong một khu vực không rộng hơn 1 ki-lô-mét vuông. Tôi đã săn được một con linh dương đực có gạc nhiều nhánh (pronghorn antelope)  ở khoảng cách khoảng 131 mét vào lúc 7h 45’ sáng ngày 6 tháng 10, ngay sau một tiếng chúng tôi bắt đầu cuộc đi săn. Con linh dương này nặng chừng 58 kg.

Thắng lợi đầu tiên của ông Tom - một con linh dương Pronghorn

Thắng lợi đầu tiên của ông Tom – một con linh dương Pronghorn

Ngày 17 tháng 10, khi chúng tôi ở trên ngọn đồi không cách xa chỗ tôi đã săn được con linh dương, chúng tôi nhìn thấy một đàn nai sừng tấm ngày phía dưới chân đồi. Đàn nai sừng tấm ở quá xa để có thể bắn trúng, vì thế khi chúng bắt đầu di chuyển xa dần, chúng tôi quyết định quay xuống ngọn đồi và theo chân chúng, cố gắng tiến lại đủ gần để bắn trúng.

Khoảng 10 phút sau, khi chúng tôi đang đi theo ngọn suối nhỏ để theo chân đàn nai sừng tấm, năm con nai tai lừa đột ngột xuất hiện từ phía thung lung nhỏ. Tôi đã bắn một chú nai non nhưng trượt. Một phút sau, anh bạn tôi bắn trúng một trong năm con nai tai lừa đó. Chúng tôi tiếp tục đi dọc theo con suối và lên ngọn đồi nơi con nai tai lừa của bạn tôi bị trúng đạn đang nằm đó. Cùng lúc đó, một con nai khác bỗng dừng lại từ phía xa và nhìn về phía chúng tôi; tôi đã bắn trúng nó ở khoảng cách khoảng 110 mét.

Nai tai lừa (Mule deer) - tình cờ ông bắn được khi đang săn nai sừng tấm (elk)

Nai tai lừa (Mule deer) – tình cờ ông bắn được khi đang săn nai sừng tấm (elk)

Ngày 22 tháng 10, chúng tôi quay trở lại ngon đồi mà chúng tôi đã ở đó để tìm săn nai sừng tấm nhưng bất ngờ lại săn được nai tai lừa. Khi mặt trời bắt đầu lên, một đàn nai sừng tấm nhỏ gồm 5 con xuất hiện ở phía trên đỉnh núi và bắt đầu đi xuống phía chúng tôi. Có 3 con đực (bulls), một con cái (cow) và một con nai non (calf). Chúng tôi hi vọng sẽ săn được con nai cái và con nai non vì thịt của chúng rất mềm và ngon.

Khi đàn nai sừng tấm dừng lại ở dưới chân núi, chúng tôi tưởng rằng chúng sẽ quay đi về phía xa chúng tôi và sẽ xa khỏi tầm bắn, vì thế chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy đàn nai tiếp tục tiến thẳng về phía chúng tôi. Đầu tiên là con nai cái, rồi con nai nhỏ và cuối cùng là 3 con nai đực.

Có một hẻm núi dốc ở ngay phía trước chúng tôi và một rặng núi ở phía khác, và đàn nai sừng tấm bước thẳng về phía rặng núi. Một vị trí quá đẹp để bắn. Anh bạn tôi bắn trúng con nai cái còn tôi bắn trúng con nai nhỏ.

Đây là con nai sừng tâm non mà ông Tom bắn được ở lần thứ 3 đi săn

Đây là con nai sừng tâm non mà ông Tom bắn được ở lần thứ 3 đi săn

(còn tiếp)…

Tác giả: Tom Mattis

Biên dịch: Candy

Bài viết liên quan

10 bình luận

Phương Yến 11/11/2013 - 12:44 AM

nơi chị sống thật tuyệt nhỉ :) e thích những câu chuyện thế này lắm. nhưng mà cũng hơi hơi tội nghiệp mấy con thú bị săn ^_^

Reply
Candy 11/11/2013 - 1:19 AM

Cám ơn em :X Chị đang dịch phần II ;) Sẽ lên sóng sớm hehe … Lúc đầu nghe chị cũng nghĩ tới mấy con thú bị săn, nhưng mà ở đây họ làm luật nghiêm lắm,. Tức là có khai thác tài nguyên nhưng cũng có bảo tồn em ạ :X Đừng lo lắng quá nhé!

Reply
Duy Mattis 11/11/2013 - 12:54 AM

Đúng là chuyên Anh có khác, dịch khá là chuyên nghiệp.

Có lẽ nên để là Thomas Mattis thì chuẩn hơn, vì Tom là tên gọi thân mật dành cho người quen.

Thêm một số thông tin về ông Tom có thể sẽ khiến độc giả người Việt cảm thấy hứng thú hơn:

Đại khái là nếu tác giả “hoành tráng” thì chắc chắn người đọc sẽ có nhiều khát khao đọc hết tác phẩm.

Reply
Candy 11/11/2013 - 1:17 AM

Thanks for your comment :D Tớ để tên là Tom Mattis theo đúng ý nguyên của ông Tom đấy (Có lẽ ông muốn lấy tên thế cho gần gũi) :D
Phần giới thiệu tác giả phía trên tớ dịch là theo đúng những gì ông Tom muốn chia sẻ. Còn những điều “private” hơn có lẽ ông không muốn tiết lộ nên mình tôn trọng tác giả nhé ^^

Reply
Phương 12/11/2013 - 7:01 PM

Đúng là bạn Candy dịch rất hay..mình thấy Candy rất có khẳ năng viết đó, mình cảm thấy, dù chỉ những điều đơn giản thôi nhưng khi được Candy viết ra đều rất hay và rất lôi cuốn người đọc, lôi cuốn nhất là ở chính sự khúc chiết và rất giản dị trong cách viết…

Reply
Candy 17/11/2013 - 2:05 PM

Phương ơi, bạn cảm thấy :X Nghe thế là mình vui quá ý! Vì như vậy là văn mình cũng không tệ quá… Bt viết blog thì là cảm xúc tự chảy ra, còn dịch bài này mình cũng hơi có phần hồi hộp vì không biết mọi người đọc có thấy hết được qua giọng văn của mình không :”> Giờ thì yên tâm dịch tiếp phần 2 rùi hihi ^^ cám ơn bạn nhìu lắm!

Reply
hihihehe6390 18/11/2013 - 8:48 PM

Chị Candy dịch hay quá, em đọc mà cứ tưởng đây là bài báo chứ không phải bài dịch nữa. Thanks c vì bài viết rất thú vị! :)

Reply
Candy 27/11/2013 - 5:16 PM

:X Cám ơn em ^^

Reply
Xử lý và chế biến thịt thú rừng sau khi đi săn (Phần II) | Candy Can Cook 02/04/2014 - 2:26 PM

[…] phần I của câu chuyện thật từ ông Tom mà mình đã dịch, hi vọng cả nhà đã hiểu hơn về khu vực mình đang sống và […]

Reply
Thưởng thức thịt thú rừng | Candy Can Cook 02/04/2014 - 11:28 PM

[…] khi tớ đăng bài viết của ông Tom về câu chuyện đi săn thú rừng của ông, tớ rất vui vì nhận được rất nhiều động viên và ủng hộ từ […]

Reply

Bình luận