Hi cả nhà, hôm nay tớ muốn giới thiệu một thứ bánh truyền thống rất gần gũi và quen thuộc với tất cả chúng ta, đó chính là bánh chay ^^ Cụm từ “bánh trôi, bánh chay” từ lâu đã k thể tách rời, quen thuộc như là người Việt Nam chúng ta nói “ăn cơm” thay cho “have a meal” ^^… Hôm nọ mình đã cùng làm bánh trôi cùng bạn bè và cảm thấy rất vui. Hôm đấy đáng nhẽ phải làm cả bánh chay nữa nhưng vì chưa nghĩ ra cách đồ đỗ nên đành hẹn tới lần này hehe… Cả nhà sẽ đc chiêm ngưỡng cách đồ đỗ kiểu mới lạ do tớ tự nghĩ ra :P, nên cũng đừng quá shock nhé ;)…
Điều đặc biệt lần này tớ làm bánh chay là có một chút gừng bố tớ gửi cho sang từ Việt Nam… Ăn rồi mới thấy vị gừng của VN mình tuy nhỏ nhưng mà cay và rất thơm, khác hẳn loại gừng to nhưng chả có mùi gì như ở bên này cả… Có lẽ có chút gừng này cũng làm cho món bánh chay hnay ngon và thơm hơn, đậm đà mùi vị quê hương hơn.
Về cách ăn bánh chay nhà tớ thường làm vào tết mồng 3/3 và ăn nguội sau khi đã đưa lên bàn thờ thắp hương mời các cụ gia tiên trước… Chính vì thế tớ rất thích ăn lạnh, thậm chí là cho vào tủ lạnh hehe nhưng chồng tớ lại nói bánh chay ăn nóng mới ngon… Một chút mâu thuẫn nho nhỏ này đã khiến tớ lục tìm xem thật sự bánh chay được ăn nóng hay ăn nguội. Kết quả thật là thú vị vì tớ được biết tới cả một câu chuyện về sự tích bánh trôi bánh chay và Tết Hàn Thực – mồng 3/3… Từ trước tới giờ, tớ chỉ biết tới tết Hàn Thực 3/3, chứ chưa bao giờ hiểu biết hết sự tích ý nghĩa về Tết đó cùng 2 thứ bánh thơm ngon đặc trưng này. Hôm nay chia sẻ cùng cả nhà để cùng hiểu thêm về truyền thống dân tộc mình nhé…
Chuyện kể rằng Tết Hàn Thực của Việt Nam mình được xuất phát từ Trung Quốc cùng một câu chuyện rất cảm động về tình Vua Tôi. Vào thời nào, năm nào tớ cũng chẳng nhớ rõ nhưng có một ông vua gặp hoàn cảnh phải chạy loạn nhưng cũng thật may mắn lúc đó vua nhận ra được những vị tôi trung thành. Trong số đó có một vị đã dám xẻ cả thịt của mình để nấu cho vua ăn khi k có thức ăn. Vua ăn xong mới biết rất cảm kích và tự thấy rằng nhất định sau cơn khó khăn này sẽ phải đối đã thật tốt với vị Tôi trung thành này. Thế nhưng, sau một thời gian dài chạy loạn, tới khi phò vua về được với ngôi vị của mình thì thật đáng buồn là vua lại quên mất công lao to lớn của vị Tôi trung thành này. Vị Tôi trung thành vẫn k hề oán trách mà nghĩ rằng đây là trách nhiệm mình cần phải làm với vua, tới ngày vua được đăng quang trở lại thì cũng là lúc ông nên lui về ở ẩn. Sau này nhớ ra, vua cho người đi tìm khắp nơi để đền đáp công ơn trời biển của vị Tôi trung thành. Khi tìm được thì vị Tôi trung thành ấy nhất định k ra gặp mặt mà ẩn náu tại một khu rừng. Vua mới nghĩ ra cách là đốt rừng để vị Tôi trung thành đó buộc phải xuất hiện. Nhưng thật k may, vị Tôi trung thành cùng người mẹ già đã chết cháy cùng với khu rừng :(… Thế là hàng năm vào ngày giỗ của vị Tôi trung thành, vua cấm tất cả dân chúng k ai được đốt hay dùng gì tới lửa cả. Ngày đó là ngày 3/3 âm lịch hàng năm và về sau được goi là Tết Hàn Thực (có nghĩa là Tết ăn đồ nguội)… Người dân theo đó mà sáng tao ra 2 thứ bánh: bánh trôi và bánh chay vừa thơm, ngon lại có thể ăn nguội vào ngày này :D… Một câu chuyện cảm động phải k cả nhà ;) ?
Còn bây giờ chúng ta vào bếp làm bánh chay cho trọn bộ hôm trước tớ mới làm bánh trôi thôi ^^
1. Nguyên liệu:
- Bột nếp (glutinous powder)
- Đâu xanh cà vỏ
- Vừng
- Chút gừng, đường, bột sắn hoặc bột năng (Tapioca starch)
2. Cách làm:
- Trước hết là phải ngâm đỗ xanh 4-5 tiếng, sau đó cho vào hấp. Tớ k có sửng đồ hấp nên tớ dùng mấy cái bát chồng lên nhau tạo ra đồ hấp riêng.
- Tầm 15-20’ là đậu chin thì chia ra làm 2 phần. Một phần ít để nguyên hạt đỗ như vậy và phần còn lại bỏ ra một cái bát, cho chút đường vừa ăn, rồi dung cái muôi cà cho đỗ xanh mịn ra như bột ý nhé ^^ Sau đó nắm thành năm nhỏ vừa vừa để làm nhân bánh.
- Cách nặn bánh hơi khác bánh trôi là ta nặn dẹt, nhân bên trong là một miếng đậu xanh đã chuẩn bị nhé.
- Bây giờ là cách luộc bánh (cũng giống ý hệt bánh trôi :D)
- Sau khi đã luộc bánh thì vớt ra để vào một cái bát rồi rắc hạt đậu xanh còn nguyên lúc trước lên.
- Tớ thường làm 3 bánh một bát. Ăn bao nhiêu thì làm ngần đấy nhé :D… Dùng nồi nước luộc bánh để nấu luôn nước cho bánh chay nhé. Nêm đường vừa ăn (lưu ý là lúc nóng bao giờ cũng nhạt hơn lúc nguội nhé :D ) và cho vài lát gừng thái sợi dài. Sau đó lấy một cái bát pha bột năng hoặc bột sắn (tapioca starch) với nước lạnh (Khoảng 3 thìa bột) rồi đổ nhẹ nhàng vào nồi nước và nguấy đều cho sánh là tắt bếp.
Bây giờ chỉ cần múc nước bánh vào bát rồi rắc thêm vừng, có thêm một chút dừa nạo nữa thì ngon tuyệt :X… Bên này tớ k có nhưng ăn vẫn rất ngon hehe…
Ah, nhân tiện nói về bánh chay, thứ bánh gây nhiều confused nhất giữa các miền ^^, tớ có search thử tìm hiểu và phân biệt một số loại bánh hay chè khá giống bánh chay nè…
- Bánh trôi nước (còn gọi là Chè xôi nước) tại miền Nam, giống bánh chay nhưng nhiều nước đường hơn, có khi cho thêm nước cốt dừa
- Bánh trôi tàu gần tương tự bánh chay, nhưng nhân có gia thêm chút dừa nạo hoặc dừa xắt miếng vuông nhỏ, nước đường thì chỉ dùng gừng và đường không cho bột sắn dây hay bột đao. Loại bánh này thường ăn nóng.
Vậy là sau bài này k những là ta làm được bánh chay mà còn có thể là bánh trôi nước và bánh trôi Tàu nữa phải k cả nhà :)… Nguyên liệu và cách làm tương tự nhưng mỗi loại bánh lại có một vị khác nhau ^^ Riêng tớ thích ăn bánh chay vì bánh chay ăn rất mát và thơm mùi gừng :D hihi… Chúc cả nhà thành công nhé ^^
12 bình luận
[…] Cách làm: Món bánh ít này tớ nặn theo gần giống cách bánh Chay vì thích cho nhiều nhân và ít vỏ […]
[…] một cái thìa nghiền đậu xanh lúc còn nóng (cả nhà có thể tham khảo thêm bài Bánh chay về cách làm đậu xanh nè) … Sau đó dùng một tờ plastic wrap cho đậu xanh vào […]
Vo Mai Anh ui.to tuong dau xanh phai xao voi duong.?t thay cac cu hay lam vay
Hi chị, cách này là cách mẹ em hay làm thôi, chứ k phải chuẩn mực gì đâu ạ hihi … Mẹ em bảo là lúc mà đậu xanh còn nóng thì phải tán ngay và cho đường vào lúc đấy có hơi thì đường sẽ tan và hòa vào cùng với đậu xanh. Ăn cũng ngon lắm chị ạ :) … Còn nếu xào với đường thì làm thế nào hả chị? Mình xào trước mới tán hay là tán xong rùi mới xào ạ? Với cả khi xào phải làm thế nào để đề phòng bị cháy thế chị :D … Share cùng với nhé hihi
bạn ơi đỗ xanh cho vài đĩa hấp cũng ok à.mình sợ nấu như cơm ko dc mình sẽ cho đỗ xanh vào đĩa rồi hấp giống bạn
Oi ban dau roi do xanh co the hap bang dia duoc khong ha ban noel minh cung muon nau mon nay nhung cam thay phan van qua vi phan do xanh
Hellen ơi, sodi vì trả lời chậm trễ. Chắc chắn là hấp bằng cách chồng đĩa lên nhau như tớ cũng được đấy. Bạn nhớ ngâm đỗ 8-12 tiếng (qua đêm) trước nhé. Khi hấp mà dùng đĩa thì thỉnh thoảng đảo lên, vảy tí nước để đỗ không bị sát vào đĩa. Hấp thế khoảng 30′ là được. Bạn thử làm xem nhé.
thank ban nhieu nhe to se lam ngay
[…] nước sôi luộc tới đó. Về cách luộc cũng giống với cách làm bánh trôi hay bánh chay. Bánh chín khi bánh nổi lên và vớt ra ngoài để vào một bát nước lạnh cho […]
[…] nước sôi luộc tới đó. Về cách luộc cũng giống với cách làm bánh trôi hay bánh chay. Bánh chín khi bánh nổi lên và vớt ra ngoài để vào một bát nước lạnh cho […]
[…] Gạo nếp và đậu xanh ngâm qua đêm cho nở. Sáng hôm sau thì vo sạch và để ráo. Gạo nếp trộn một chút muối rồi để ráo khoảng 2 -3 tiếng đồng hồ cho thật ráo (Lưu ý: khâu để gạo thật ráo này rất quan trọng để khi hấp xôi không bị nát nhé). Đậu xanh cũng trộn một chút muối rồi hấp chín (chừng 15 – 20 phút) rồi giã nhuyễn hoặc cho vào máy xay. Nếu không có dụng cụ đặc biệt, cả nhà có thể dùng thìa cà cho mịn như trong bài Bánh Chay. […]
[…] là một trong những loại bột rất thông dụng làm các loại bánh như bánh trôi, bánh chay, bánh ít, hay chè trôi nước […]